Tin, bài đáng chú ý

Luật Luật sư (sửa đổi): “Thoáng” hơn cho luật sư hành nghề

Cập nhật: 24-02-2012 21:25:27

Dự thảo sửa đổi Luật Luật sư đang được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến đóng góp có nhiều điểm mới so với quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là những quy định liên quan trực tiếp đến hành nghề luật sư.

Đào tạo nghề: 12 tháng

Theo Bộ Tư pháp, trong thời gian qua số lượng luật sư đã phát triển khá nhanh, nhưng chất lượng của đội ngũ luật sư còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là trong điều kiện cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp cũng như kỹ năng hành nghề của một số luật sư, trong đó có những người được miễn đào tạo nghề, miễn tập sự, còn hạn chế.

Nguyên nhân này, một phần xuất phát từ quy định về đào tạo nghề. Hiện nay, theo quy định của Luật Luật sư thời gian đào tạo nghề luật sư là 6 tháng, so với đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên là ngắn hơn (12 tháng).

Cũng theo Bộ Tư pháp, để tăng cường tranh tụng tại Tòa theo yêu cầu của cải cách tư pháp thì cần tính toán đến việc đào tạo liên thông các chức danh tư pháp (thẩm phán, kiểm sát và luật sư), đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư, Dự thảo Luật sửa đổi quy định này theo hướng tăng thời gian đào tạo nghề từ 6 lên 12 tháng.

Trong thời gian 12 tháng đào tạo nghề, học viên sẽ được học một số kỹ năng cơ bản chung cho cả 3 chức danh, được đi thực hành tại các cơ quan tư pháp (Tòa án, kiểm sát, điều tra,...), các tổ chức hành nghề luật sư, đồng thời chương trình đào tạo sẽ dành thời gian để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu của luật sư.

Về đối tượng được miễn đào tạo nghề, miễn, giảm tập sự hành nghề luật sư hiện nay theo đánh giá của Bộ Tư pháp là chưa chặt chẽ và chưa phù hợp. Dự thảo Luật quy định theo hướng rà soát tiêu chuẩn các chức danh để quy định các trường hợp vừa được miễn đào tạo, vừa được miễn tập sự hành nghề luật sư bao gồm: Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật; Đã là thẩm phán, kiểm sát viên từ 5 năm trở lên; Đã là điều tra viên cao cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Đồng thời, Dự thảo Luật cũng quy định miễn đào tạo nghề, nhưng vẫn phải tập sự hành nghề luật sư và phải qua kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đối với người đã là điều tra viên, chấp hành viên, công chứng viên, thừa phát lại, thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật từ 5 năm trở lên.

Tạo điều kiện tối đa cho luật sư tham gia tố tụng

Luật Luật sư quy định về việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Tuy nhiên, pháp luật về tố tụng thì chỉ quy định việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa khi luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự.

Để đảm bảo tính thống nhất, liên thông giữa Luật Luật sư và các quy định pháp luật về tố tụng, đồng thời để đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho luật sư hành nghề, Dự thảo Luật quy định theo hướng khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách người bào chữa, Luật sư cần xuất trình (Thẻ luật sư, Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) nhằm tránh tình trạng gây phiền hà cho luật sư khi hành nghề. Đồng thời, Dự thảo Luật quy định Giấy chứng nhận người bào chữa có giá trị trong suốt quá trình tố tụng cho phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, hành chính, của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự thì luật sư chỉ cần xuất trình Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng, mà không cần cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng như quy định của Luật Luật sư.

Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Trưởng Văn phòng luật sư Bảo Châu và cộng sự:

• Thưa luật sư, Dự thảo Luật Luật sư (sửa đổi) quy định tăng thời gian đào tạo nghề đối với luật sư, việc này có cần thiết không, thưa bà?

- Tôi cho rằng việc tăng thời gian đào tạo là cần thiết. Nghề luật sư đòi hỏi phải có kỹ năng tốt, kỹ năng do mình tự học hỏi tích lũy và kỹ năng có được qua đào tạo. Nếu tính đến cả việc đào tạo liên thông thì đây là việc càng nên làm. Vấn đề là sau đào tạo phải kiểm tra sát hạch đúng thực chất trước khi cấp chứng chỉ đào tạo nghề.

• Còn việc miễn đào tạo đối với một số đối tượng thì sao, thưa bà?

- Một số Luật chuyên ngành khác cũng quy định việc miễn đào tạo nghề. Tuy nhiên, theo tôi không nên miễn quá dễ dàng dẫn đến việc phát triển đội ngũ luật sư một cách ồ ạt, kém chất lượng.

• Gần đây, pháp luật đã sửa đổi nhiều quy định theo hướng thuận lợi hơn cho luật sư tham gia tố tụng, nhưng thực tế thi hành có được như vậy?

- Những năm gần đây luật sư tham gia tố tụng đã có những thuận lợi hơn tuy nhiên vẫn còn rất nhiều trường hợp chúng tôi bị làm khó, trong đó có những yêu cầu rất nhiêu khê về thủ tục giấy tờ. Việc đó dẫn đến luật sư không được tham gia kịp thời vào quá trình tố tụng, ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu Luật Luật sư sửa đổi quy định rõ các loại giấy tờ luật sư phải xuất trình và càng đơn giản bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.

• Xin cảm ơn bà!

B.A

Bình An

 
Nguồn: phapluatvn.vn
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Steve Jobs, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, giao dịch đáng ngờ, kinh doanh bất động sản, giao dịch bất thường, hồ sơ, nhà đất, giả mạo, thông tin, nhân thân, ủy quyền, giá thị trường, vụ thảm sát, cướp tiệm vàng Ngọc Bích, Cảnh sát phản ứng nhanh, điện thoại di động, khẩn cấp, ngoại tình, phí công chứng
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: