Xuất nhập cảnh

Thủ tục xin cấp thị thực về Việt Nam

Cập nhật: 12-02-2009 12:15:45

Tôi là người Việt Nam định cư ở Mỹ đã hơn 20 năm. Nay muốn trở về Việt Nam thăm thân nhân thì phải làm những thủ tục gì? Thời hạn tối đa được ở Việt Nam là bao lâu? (Bạn đọc John Nguyễn)

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 4/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/1/2002 của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ, người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về thăm thân nhân làm đơn xin thị thực (theo mẫu quy định) nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam kèm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Lưu ý: Thời hạn giá trị còn lại của hộ chiếu phải dài hơn ít nhất một tháng so với thời hạn giá trị của thị thực xin cấp. Nếu xin cấp thị thực rời thì trong đơn nêu rõ lý do, mục đích xin cấp thị thực rời.

Trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về thăm thân nhân mà không có hộ chiếu, nếu mang giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có giá trị xuất, nhập cảnh và mẫu giấy tờ đó đã được thông báo chính thức cho Việt Nam qua đường ngoại giao, cũng làm thủ tục như trên.

Sau khi nhận được đơn xin cấp thị thực, Cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực như sau:

- Đối với người không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời đón, thì xét cấp thị thực một lần, thời hạn 15 ngày. Việc xét cấp thị thực được thực hiện trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn, hộ chiếu.

- Đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có nhu cầu về thăm thân nhân, nếu có bằng chứng đã nhập cảnh Việt Nam lần trước cách thời điểm xin nhập cảnh không quá 36 tháng, thì cơ quan đại diện Việt Nam xét cấp thị thực có giá trị một lần không quá 3 tháng. Việc xét cấp thị thực được thực hiện trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn, hộ chiếu.

Đối với người Việt Nam ở nước ngoài không có hộ chiếu, mang giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có giá trị xuất, nhập cảnh như đã nêu ở trên, nếu được chấp thuận nhập cảnh, thì cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực rời.

Luật sư Nông Thị Hồng Hà
Công ty luật Hồng Hà

 
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: