Văn bản QPPL khác

Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Cập nhật: 18-08-2011 16:58:17

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 24/2000/PL-UBTVQH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2000

PHÁP LỆNH

số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000

về Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoàitại Việt Nam

Để góp phần thực hiện chính sách của

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội Khóa

Pháp lệnh này quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi đối vớiviệc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài; bảo hộ tính mạng, tàisản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người nước ngoài cư trú tại Việt Namtrên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc tham gia.

2.Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam phải tuânthủ pháp luật Việt Nam và tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của nhândân Việt Nam.

Nghiêmcấm lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để viphạm pháp luật

3.Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia có quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam khác vớl quy định của Pháp lệnh này, thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế đó.

Điều 2.

1.Cơ quan, tổ chức Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đặttại Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại ViệtNam được mời người nước ngoài vào Việt Nam.

2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam có trách nhiệm bảođảm mục đích nhập cảnh của người nước ngoài; bảo đảm tài chính và cộng tác vớicác cơ quan nhà nước giải quyết các sự cố phát sinh đối với người nước ngoài.

Điều 3.Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1."Người nước ngoài" là người không có quốc tịch Việt Nam;

2."Người nước ngoài thường trú" là người nước ngoài cư trú, làm ăn,sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

3."Người nước ngoài tạm trú" là người nước ngoài cư trú có thời hạn ởViệt Nam;

4."Nhập cảnh" là vào lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế củaViệt Nam;

5."Xuất cảnh" là ra khỏi lãnh thổViệt Nam qua các cửa khẩu quốc tế củaViệt Nam;

6."Quá cảnh" là đi qua khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của ViệtNam.

Chương II

NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH

Điều 4.

1.Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trịthay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu) và phải có thị thực do cơ quannhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực.

2.Người nước ngoài làm thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam tại cơ quan quản lý xuấtnhập cảnh thuộc Bộ Công an, cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đạidiện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Đơnxin cấp thị thực được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3.Người dưới 14 tuổi đã được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫnđi, thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực.

Điều 5.

1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam gửi văn bản đề nghịtới cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan lãnh sự thuộcBộ Ngoại giao.

2.Văn bản đề nghị được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từngày nhận được văn bản.

Điều 6.

1.Người nước ngoài xin nhập cảnh được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của ViệtNam trong những trường hợp sau đây:

a)Vào dự tang lễ thân nhân, thăm thân nhân đang bị ốm nặng;

b)Xuất phát từ nước không có cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự củaViệt Nam;

c)Vào du lịch theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Namtổ chức;

d)Vào hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp cho công trình, dự án, cấp cứu người bi bệnh nặng,người bị tai nạn; cứu hộ thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam;

đ)Vì lý do khẩn cấp khác.

2.Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an thực hiện việc cấp thị thực quyđịnh tại khoản 1 Điều này.

Điều 7.

1.Thị thực Việt Nam (sau đây gọi là thị thực) có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh quacác cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.

2.Thị thực gồm các loại sau đây:

a)Thị thực một lần, có giá trị sử dụng một lần trong thời hạn không quá 12 tháng;

b)Thị thực nhiều lần, có giá trị sử dụng nhiều lần trong thời hạn không quá 12tháng.

3.Thị thực không được gla hạn.

Thịthực đã cấp cho người nước ngoài có thể bị hủy bỏ nếu thuộc một trong những trườnghợp quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh này.

Điều 8.

1.Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam chưa cho người nước ngoài nhậpcảnh, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a)Không có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này;

b)Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh;

c)Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;

d)Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;

đ)Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởngBộ Công an.

2.Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho người nước ngoài thuộc những trườnghợp quy định tại khoản l Điều này nhập cảnh.

Điều 9.

1.Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong những trườnghợp sau đây:

a)Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranhchấp dân sự, kinh tế, lao động;

b)Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;

c)Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động;

d)Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộpthuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.

2.Những trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, nếu có bảolãnh bằng tiền, tài sản hoặc có biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đótheo quy định của pháp luật Việt Nam, thì được xuất cảnh.

3.Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án từ tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trở lên có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh trongnhững trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

Cơquan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh phải ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuấtcảnh khi không còn yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh,quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh phải được thông báo bằng văn bản cho cơquan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an để thực hiện.

4.Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoàithuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch

5.Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người đề nghị tạm hoãn xuất cảnh tráivới quy định của Pháp lệnh này, nếu gây thiệt hại về vật chất cho người bị tạmhoãn xuất cảnh thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 10.Người quá cảnh được miễn thị thực; nếu có nhu cầu kết hợp vào Việt Nam thamquan, du lịch, thì được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an giảiquyết theo Quy chế do Bộ Công an ban hành.

Chương III

CƯTRÚ

Điều 11.

1.Người nước ngoài nhập cảnh phải đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trútại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng ký.

2.Người nước ngoài không được cư trú tại khu vực cấm người nước ngoài cư trú.

Điều 12.Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đíchnhập cảnh đã đăng ký, trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại; nếu muốn vào khuvực cấm, phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quản lýkhu vực cấm đó.

Điều 13.

1.Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sauđây được xem xét, giải quyết cho thường trú:

a)Là người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủvà hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;

b)Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c)Là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.

2.Người nước ngoài xin thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnhthuộc Bộ Công an.

Điều 14.

1.Người nước ngoài thường trú được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyềnthuộc Bộ Công an cấp Thẻ thường trú. Người mang Thẻ thường trú được miễn thịthực khi nhập cảnh, xuất cảnh.

2.Người nước ngoài thường trú phải trình diện và xuất trình thẻ thường trú với cơquan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an định kỳ 3 năm mộtlần; nếu thay đổi địa chỉ thường trú hoặc nội dung khác đã đăng ký phải làm thủtục tại cơ quan cấp thẻ.

3.Người nước ngoàí thường trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lý xuất nhậpcảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an nếu nghỉ qua đêm ngoài địa chỉ thường trúđã đăng ký.

4.Cơ quan cấp Thẻ thường trú thu hồi hoặc hủy bỏ thẻ khi người được cấp đi định cưở nước khác hoặc bị trục xuất.

Điều 15.

1.Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam phù hợp với mục đích, thời hạn vàđịa chỉ đã đăng ký.

2.Chứng nhận tạm trú được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc BộCông an cấp cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam. Thời hạntạm trú được cấp phù hợp với thời hạn giá trị của thị thực.

Chứngnhận tạm trú đã cấp có thể bị hủy bỏ hoặc bị rút ngắn thời hạn trong trường hợpngười được cấp vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc tạm trú không phù hợp với mụcđích đã đăng ký.

Ngườinước ngoài tạm trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cóthẩm quyền thuộc Bộ Công an; nếu có yêu cầu cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, giahạn tạm trú hoặc chuyển đổi mục đích tạm trú đã đăng ký thì phải làm thủ tụctại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.

3.Người nước ngoài tạm trú từ 1 năm trở lên được cơ quan quản lý xuất nhập cảnhcó thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp Thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 1năm đến 3 năm. Người mang Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhậpcảnh trong thời hạn giá trị của thẻ.

4.Người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự làm thủtục cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú, cấp Thẻ tạm trú tại BộNgoại giao.

5.Việc xét cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực; cấp Thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú đượcthực hiện trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơhợp lệ.

Chương IV

TRỤC XUẤT

Điều 16.

1.Người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những trường hợp sau đây:

a)Bị Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam xử phạt trục xuất;

b)Bị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định trục xuất.

2.Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao,lãnh sự được giải quyết bằng đường ngoại giao.

Điều 17.

1.Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an có trách nhiệm thi hành bản ánvà quyết định trục xuất.

2.Bản án và quyết định trục xuất phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộcBộ Công ạn giao cho người bị trục xuất chậm nhất 24 giờ trước khi thi hành.

3.Trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành bản án hoặc quyếtđịnh trục xuất thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an áp dụng biệnpháp cưỡng chế trục xuất.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯƠC VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH,

CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 18.Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của ngườinước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

1.Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

2.Ký kết, tham gia điều ước quốc tế;

3.Thực hiện các hoạt động quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú;

4.Thống kê nhà nước;

5.Hợp tác quốc tế;

6.Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.

Điều 19.

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của ngườinước ngoài tại Việt Nam.

BộCông an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì thực hiện quản lý nhà nước vềnhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2.Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ; quy định trách nhiệm của y ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về nhập cảnh,xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 20.Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp, sửađổi, bổ sung, hủy bỏ các loại thị thực tại nước ngoài.

Điều 21.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

Chương VI

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22.

1.Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Pháp lệnh này,thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật.

Điều 23.Việc khiếu nại các quyết định hành chính, tố cáo những hành vi vi phạm phápluật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại ViệtNam được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.Pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoàinhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Điều 25.Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2000.

Pháplệnh này thay thế Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nướcngoài tại Việt Nam ngày 21 tháng 2 năm 1992.

Nhữngquy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 26.Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nông Đức Mạnh

 
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: