Tin tổng hợp

Rút đơn kiện được trả lại tiền, tòa lo ngại

Cập nhật: 26-12-2011 21:53:19

Người dân thấy không bị thiệt hại gì sẽ đi thưa kiện tùy tiện, tràn lan mà không phải e ngại, cân nhắc kỹ?

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS được Quốc hội ban hành ngày 29-3 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2012), người dân rút đơn khởi kiện và được tòa chấp nhận thì được trả lại tiền tạm ứng án phí. Quy định sửa đổi này đã làm nhiều thẩm phán băn khoăn…

Theo BLTTDS năm 2004, nếu đương sự rút đơn khởi kiện và được tòa chấp nhận hoặc các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu tòa tiếp tục giải quyết thì tòa sẽ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đồng thời sung công tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp. Tuy nhiên, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS được Quốc hội ban hành ngày 29-3, nếu đương sự rút đơn khởi kiện và được tòa chấp nhận thì tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và trả tiền tạm ứng án phí cho họ.

Khuyến khích đương sự thỏa thuận?

Luật gia Đặng Đình Thịnh (Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật tại TP.HCM - Hội Luật gia Việt Nam) tin rằng quy định sửa đổi nói trên sẽ giúp kéo giảm được tình trạng án dân sự quá hạn, vốn là một “căn bệnh kinh niên” của ngành tòa án.

Ông Thịnh phân tích: Hai nguyên nhân chính khiến nguyên đơn rút đơn khởi kiện là thấy cơ sở pháp lý yếu, khó thắng kiện hoặc đã tự thương lượng, thỏa thuận được với bị đơn. Như vậy, việc không bị mất tiền tạm ứng án phí (có khi lên tới hàng trăm triệu đồng) sẽ khuyến khích nguyên đơn chủ động rút đơn khởi kiện, khuyến khích các bên đương sự tích cực thương lượng, thỏa thuận với nhau không cần phán quyết của tòa. Không chỉ giúp tòa bớt mất công mất sức, việc này còn khiến hòa khí giữa các bên đương sự được giữ gìn.

Luật sư Hoàng Văn Trợ (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) cũng cho rằng quy định mới hợp lý hơn quy định cũ. Theo ông, một nguyên tắc bao trùm trong án dân sự là bất cứ lúc nào hai bên nguyên, bị cũng có thể tự thỏa thuận với nhau để kết thúc vụ việc. Khi họ thỏa thuận được với nhau rồi, không cần tòa giải quyết nữa thì việc trả lại tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện là hợp lý.

Hay khuyến khích… kiện tùy tiện?

Ngược lại, cũng có những thẩm phán băn khoăn rằng quy định mới này sẽ tạo nên nhiều hệ lụy.

Thẩm phán Trương Công Huấn (TAND quận 11, TP.HCM) e ngại rằng mặt trái của việc sửa đổi này là có khả năng người dân thấy không bị thiệt hại gì sẽ đi thưa kiện tùy tiện, tràn lan mà không phải e ngại, cân nhắc kỹ càng. Bây giờ họ nộp đơn kiện, thấy chiều hướng bất lợi hay vì chuyện gì đó mà rút đơn, một thời gian sau khởi kiện tiếp, rồi rút đơn tiếp… Cứ như vậy tranh chấp thì không được giải quyết dứt điểm, còn ngành tòa án sẽ cứ phải mệt mỏi chạy theo “cái vòng kiện - rút” luẩn quẩn này của đương sự.

Mặt khác, theo một thẩm phán TAND TP.HCM, giải quyết một vụ việc tốn bao nhiêu sức lực và chi phí của tòa ngay từ khâu tiếp nhận đơn khởi kiện. Chưa nói đến chi phí giám định vốn không ít, ngay cả chi phí tống đạt giấy tờ cho các đương sự thôi, có những vụ cũng đã lên tới tiền triệu. Một khi trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự thì các chi phí ấy ai sẽ phải chịu? Vì vậy cần thiết phải có một mức thu nhất định từ phía đương sự để cùng chia sẻ gánh nặng chi phí hoạt động của tòa.

Quy định thay đổi qua từng thời kỳ

Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989, người khởi kiện khi rút đơn kiện và được tòa chấp thuận sẽ bị sung công 1/2 tiền tạm ứng án phí (1/4 án phí).

Đến năm 2004, BLTTDS được ban hành quy định người khởi kiện rút đơn kiện, được tòa chấp nhận sẽ bị sung công toàn bộ tiền tạm ứng án phí (1/2 án phí).

Đến nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 lại đi theo một hướng hoàn toàn ngược lại là trả tiền tạm ứng án phí khi người khởi kiện rút đơn.

Tiến bộ vì giảm việc cho tòa

Tôi cho rằng quy định mới là một quy định tiến bộ, khuyến khích các đương sự tự thương lượng và thỏa thuận với nhau, giảm tải được công việc cho ngành tòa án.

Trước đây, việc sung công tiền tạm ứng án phí khiến đương sự có tâm lý trước sau gì cũng phải mất tiền án phí nên sẽ đeo đuổi vụ kiện tới cùng, khiến lượng án dân sự không giảm mà lại có xu hướng gia tăng.

Luật sư PHẠM TẤT THẮNG, Đoàn Luật sư TP.HCM

Nên thu tiền để tránh khởi kiện tràn lan

Cần thiết phải có biện pháp chế tài nhất định để hạn chế việc khởi kiện tràn lan, tùy tiện.

Theo tôi, buộc nguyên đơn khi rút đơn khởi kiện phải chịu mất 1/2 tiền tạm ứng án phí (1/4 án phí) như Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989 sẽ phù hợp hơn là sung công hết tiền tạm ứng án phí (1/2 án phí) như BLTTDS năm 2004.

Việc mất tiền sẽ buộc người dân khi đi kiện tụng phải cân nhắc cẩn thận, có trách nhiệm, không làm phí phạm nguồn lực của tòa án.

Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM

HOÀNG YẾN

 
Nguồn: phapluattp.vn
bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, tâm lý học, phòng chống tội phạm, Luật sư Nông Thị Hồng Hà, Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Phan Kế Bính, Công ty Luật Hồng Hà, Vnexpress, công an nhân dân, vụ án, bị can, bị cáo, người chưa thành niên, Luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, người bị hại, điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật hình sự, Steve Jobs, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, khởi kiện, tranh chấp, thụ lý, hòa giải, lao động, hành chính, kinh tế, đất đai, ly hôn, tài sản, thừa kế, khu đô thị mới, căn hộ, ranh giới, cơ quan tiến hành tố tụng, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, tâm lý học, phòng chống tội phạm, bí mật, thông tin cá nhân, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, người làm chứng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, người đại diện hợp pháp, từ chối, các biện pháp ngăn chặn, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, hậu quả xấu, lấy lời khai, hỏi cung, thời gian, địa điểm, cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế, độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe, xét xử lưu động, còng tay, phương tiện, cưỡng chế, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, tiêu cực, chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà, đại diện của gia đình bị cáo, hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, phạt tù, án treo, trắng án, giám sát, tái hòa nhập cộng đồng, người làm chứng, quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, kiểm tra dấu vết, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình, xét xử kín, xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, tham khảo, chứng khoán, phá sản, cổ phiếu, cổ phần, giao dịch đáng ngờ, kinh doanh bất động sản, giao dịch bất thường, hồ sơ, nhà đất, giả mạo, thông tin, nhân thân, ủy quyền, giá thị trường, vụ thảm sát, cướp tiệm vàng Ngọc Bích, Cảnh sát phản ứng nhanh, điện thoại di động, khẩn cấp, ngoại tình
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: