Hôn nhân

Không ai được cản trở quyền thăm nuôi con

Cập nhật: 04-07-2010 00:23:53

Tôi có một cháu trai hiện nay 34 tháng tuổi, vợ chồng chúng tôi đã ly hôn cách đây 02 tháng và cháu đang ở với mẹ. Tôi vẫn thực hiện đầy đủ mọi quy định về chu cấp và thăm nuôi cháu như pháp luật quy định trong quyết định ly hôn.

Khi tôi đề nghị cho phép đưa cháu về thăm gia đình bên nội và đi chơi, thì mẹ cháu không đồng ý và không cho phép tôi đưa đi.

Xin hỏi, tôi có quyền được đưa cháu đi chơi, hoặc đi thăm gia đình bên nội không. Trong trường hợp mẹ cháu không đồng ý và ngăn cản tôi thì mẹ cháu có vi phạm pháp luật không và tôi có thể đưa cháu đi dù mẹ cháu không đồng ý không.

Rất mong được Quý Công ty giải đáp. Xin cảm ơn. (Trần Xuân Dự)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.

Bên cạnh đó Điều 94 Luật hôn nhân và gia đình về quyền thăm nom con có quy định: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Theo những quy định nói trên thì anh có quyền thăm nom con và vợ cũ của anh không có quyền cản trở anh thực hiện việc thăm nom này.

Trong trường hợp anh đề nghị cho phép đưa con đi chơi hoặc về thăm gia đình bên nội và mà vợ cũ của anh không đồng ý, anh cần giải thích cho vợ cũ của anh hiểu rõ về quyền thăm nom con của anh là quyền đã được pháp luật quy định như chúng tôi đã viện dẫn ở trên. Trong trường hợp vợ cũ của anh vẫn cố tình cản trở thì theo quy định tại Điều 15, Điều 17, Điều 18 Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, anh có quyền đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi vợ cũ anh cư trú xử phạt hành chính hành vi cản trở quyền thăm nuôi con hợp pháp của anh với mức phạt từ 20 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng, đồng thời người này có quyền yêu cầu vợ anh đình chỉ ngay hành vi cản trở quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn hoặc yêu cầu vợ cũ của anh phải thực hiện nghĩa vụ cho phép anh thăm nuôi con sau khi ly hôn.

Công ty Luật Hồng Hà

 
Ý kiến bạn đọc (0)
Ý kiến của bạn
Họ và tên :
Email của bạn :  *
Mã bảo vệ :    (*)
Tiêu đề :
Nội dung :  *
          
Các tin khác: